Hiểu biết cơ bản về View Filter Revit
Công cụ View Filter là một trong những công cụ được dùng nhiều nhất trong Revit. Tuy nhiên nó có nhiều công dụng tùy theo bối cảnh sử dụng khác nhau. Bài viết này sẽ nói về những điểm cơ bản nhất về cách thức sử dụng View Filter trong Revit
Biểu tượng
công cụ:
Quen thuộc
nhất là hình phễu lọc như thế này: biểu tượng này sẽ xuất hiện khi quét chọn
nhiều đối tượng khác nhau trong một view bất kì của Project.
Có 2 vị trí
sẽ hiện tổng số đối tượng đang được quét chọn:
- Biểu
tượng phễu nhỏ nằm góc phải bên dưới của khung làm việc Revit
- Trên
đầu của của bảng Properties
Tính năng của Filter
Công cụ Filter cho phép làm những tùy chọn sau:
- Save,
Load hoặc Edit các đối tượng được chọn
- Mở
bảng tùy chọn Filter
Về mặt cơ bản, công cụ này giúp cho việc chọn đối tượng nhanh và chính xác hơn. Đặc biệt hữu dụng khi có nhiều đối tượng thuộc các category khác nhau nằm chồng lấn lên nhau hoặc sát kề nhau. Bên cạnh đó cũng có thể kiểm tra được các đối tượng nào đang bị đối tượng khác che khuất trong view mà mắt thường không nhìn thấy.
·
Cách
sử dụng Save-Load-Edit đối với Filter đối tượng:
- B1:
Lọc các đối tượng muốn chọn thực sự
Vd: Trong hình là chọn các đối tượng thuộc nhóm sàn và tường
Kết quả sẽ chọn được các đối tượng như thế này
- B2: Bấm vào công cụ Save bên cạnh biểu tượng Filter và đặt tên cho nhóm đối tượng này. Sau khi làm như thế thì các đối tượng đã chọn theo bộ lọc trên được lưu thành 1 Set (1 bộ) để lần sau muốn điều chỉnh có thể gọi lại rất nhanh.
- B3: Thử chọn nhanh lại những đối tượng ở B2 bằng cách sau: Quét vùng chọn để chọn nhiều đối tượng. Sau đó bấm vào nút Edit bên cạnh biểu tượng phễu Filter. Chọn lấy set đã lưu ở bước 2 và chọn Edit:
Lúc này giao diện làm việc chuyển về gần giống với giao diện điều chỉnh Group: chỉ các đối tượng trong Filter tạo ở B2 mới có màu đậm và có thể chọn để điều chỉnh được, còn các đối tượng khác thì không. Cũng có thể add thêm hoặc remove bớt các đối tượng ra khỏi set Filter này. Kết thúc việc điều chỉnh bằng cách kích vào dấu tích xanh để xác nhận hoặc dấu chéo đỏ để hủy bỏ phiên làm việc.
View Filters
View Filters được tạo ra và lưu lại theo từng dự án, và có thể tác động đến các nhóm sau:
- View
(đơn lẻ, hoặc nhiều view)
- View
templates
View Filter
có các Filter Rules: Filter Rule về cơ bản là các bộ lọc theo điều kiện được
xác lập vào theo yêu cầu. Khi có nhiều hơn 1 Filter Rule cho 1 nhóm đối tượng
thì người dùng cần xác lập điều kiện kết hợp cho các Rule này theo 1 trong 2
hàm sau: hàm AND (tất cả các quy luật đều đúng) và hàm OR(chỉ cần một quy luật
trong những quy luật đó đúng)
· Cách tạo bộ lọc cơ bản từ bảng này:
- B1:
Chọn new filter và đặt tên
- B2: chọn category và xác lập các Rule cần thiết
Vd: Tạo một filter để lọc các bức tường Exterior dày 200 trở lên: kết hợp 2 Rule để lọc (theo Function và Width) bằng hàm AND đối với Category là Wall
View filters
có thể dùng để làm những việc sau:
- Hide/show
các đối tượng theo điều kiện
- Override
các hiển thị về Graphic của các đối tượng đã được lọc ra theo điều kiện
Khi
kích hoạt Override hiển thị theo Filter trong bảng Visibility/Graphic Overrides
(VG) cần lưu ý như sau:
- Overrides
bằng Filters sẽ song hành (nếu chỉ tác động 1 kênh Foreground hoặc Background)
hoặc phủ qua các Override (Elements hay Category) đã chỉnh thủ công trước đó
- Overrides
có thể lưu cùng với View Template
Một điểm hạn chế của View Filters là Shared Parameters được tạo trong các Family dạng Loadable không thể hiện ra trong View filters, ngay cả khi các thông số này cũng được add vào Project Parameters.
Nhận xét
Đăng nhận xét